Nhà vệ sinh công cộng bẩn là nơi tập hợp nhiều mầm bệnh, vi khuẩn do đây luôn ẩm ướt, nhiều người sử dụng nên chất bẩn tích tụ rất nhiều. Vi khuẩn lây lan khắp nơi sẽ dính lên da, miệng, tay làm gây ra các bệnh như tiêu chảy, nhiễm trùng máu ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Khi đi vệ sinh công cộng nên chú ý về vấn đề vệ sinh để bảo vệ sức khoẻ, bên cạnh đó nhà vệ sinh bẩn thường có mùi hôi khó chịu khiến người sử dụng không thoải mái, đôi khi còn cảm thấy buồn nôn. Việc vệ sinh nên được làm định kì, tăng tần suất kiểm tra hơn khi có nhiều người sử dụng.
Các căn bệnh phổ biến khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng bẩn
Viêm gan A
Bệnh viêm gan A chủ yếu lây từ phân sang miệng, nghe có vẻ không thể nào lây lan được nhưng rất dễ nếu như nhà vệ sinh công cộng bẩn.
Trong quá trình đi vệ sinh nhiều người có thói quen xấu là cầm điện thoại vào bên trong để giải trí, các vi khuẩn sẽ bám lên điện thoại, lây nhiễm chéo lên tay, miệng hoặc bạn có thói quen đi vệ sinh không rửa tay thì nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Do thời gian ủ bệnh khá dài nên khó phát hiện các triệu chứng. Thông thường là buồn nôn, đau bụng, sốt,…
Ngộ độc thực phẩm
Việc bị ngộ độc thực phẩm sau khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng bẩn dễ dàng, do vi khuẩn dính lên da, tay, cơ thể sau đó bạn ăn thức ăn hoặc đi nấu ăn thì nguy cơ mắc bệnh rất cao, làm tiêu chảy do không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Sau khi đi vệ sinh bạn nên rửa tay sạch sẽ, không mang tạp dề vào nhà tắm, nhà vệ sinh vì có thể làm ô nhiễm chéo.
Bệnh lậu
Bệnh lậu chỉ có thể lây qua đường tình dục, thế nhưng vẫn có khả năng nhỏ bị dính bệnh khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng bẩn, khách sạn. Vi khuẩn từ người trước vẫn còn sót lại và mình sẽ vô tình nhiễm bệnh do ngồi chung bệ bồn cầu.
Bên cạnh bệnh lậu thì vẫn có nhiều căn bệnh sinh lý khác nhiễm thông qua nhà vệ sinh nên bạn đừng nên chủ quan, hãy vệ sinh định kì để căn phòng luôn được sạch sẽ.
Đây là bệnh lay qua đường tình dục, vẫn có khả năng bị bệnh lậu khi sử dụng nhà vệ sinh công công, nhà vệ sinh bẩn khi chúng ta ngồi ở bệ ngồi bồn cầu. Nên mọi người không nên chủ quan nhé.
Tiêu chảy
Đây là căn bệnh phổ biến nếu như bạn sử dụng nhà vệ sinh di động bẩn do bên trong phòng có nhiều vi khuẩn E.coli nguyên nhân chính gây ra tiêu chảy. Nó có thể trên nắm cửa ra vào, bồn rửa mặt, bồn cầu vệ sinh,…
Chúng thường tồn tại nhà vệ sinh nhiều người sử dụng như ở hội chợ, công viên, trường học, nơi đông đúc,…
Bên cạnh đó còn có thể nhiễm bệnh khác như viêm họng hạt, nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu,…
Công cụ chuẩn bị khi dọn nhà vệ sinh
Bảo hộ cho tay chân
Bạn nên trang bị ủng cao su, găng tay cao su, mắt kính và khẩu trang để bảo vệ bản thân mình, tránh hít phải chất độc từ nhà vệ sinh công cộng bẩn khi nhiều người sử dụng cũng như hạn chế da tay chạm vào các vi khuẩn có hại có trong nhà vệ sinh.
Dụng cụ lau chùi
- Có thể sử dụng nước xịt nhà vệ sinh sau khi vệ sinh để thơm mát
- Bàn chải dụng cụ thiết yếu khi vệ sinh toilet
- Chổi gạt, dao cạo để gạt nước sạch sẽ trên kính nhà vệ sinh hoặc tường.
- Chuẩn bị miếng chùi rửa bằng bọt biển, nhôm để có thể dọn nhà vệ sinh đi động kì cọ vết bẩn trên tường gạch, bồn cầu
- Chất tẩy rửa để giúp quá trình kì cọ được nhanh chóng hơn
Sau khi đã chuẩn bị xong dụng cụ bảo vệ bản thân cũng như dụng cụ dọn dẹp thì chúng ta sẽ bắt tay vào dọn nhà vệ sinh di động, nên chia ra khu vực khác nhau để có thể vệ sinh được tối ưu mà không mất quá nhiều thời gian.
Trước khi dọn nhà vệ sinh di động phải kiểm tra các thiết bị vệ sinh hoạt động bình thường hay có dấu hiệu hư hỏng nào không để kịp thời sửa chữa. Khi mới xuất hiện dấu hiệu thì sửa chữa rất dễ dàng không nên để hư hỏng quá lâu mới sửa chữa nhé.