[Hướng dẫn] Sử dụng nhà vệ sinh công cộng đúng cách

Sử dụng nhà vệ sinh công cộng đúng cách là bí kíp giúp bạn tránh đi bệnh tật khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng, di động có đông đúc người sử dụng. Nhiều người lo ngại về vấn đề vệ sinh, không sạch sẽ khi sử dụng nhà vệ sinh khiến họ cảm thấy không thoải mái.

Thế nhưng có những trường hợp bất đắc dĩ buộc bạn phải đi khi cần thiết, trang bị những kiến thức để không còn lo ngại. Những nguy hại về việc sử dụng nhà vệ sinh công cộng không sạch sẽ mang lại nguy cơ bệnh tật rất cao.

Sử dụng nhà vệ sinh công cộng đúng cách

Bồn cầu vệ sinh là nơi chưa rất nhiều vi khuẩn, các nhà vệ sinh công cộng, di động luôn tấp nập người nên việc vệ sinh hoàn toàn sạch sẽ cũng rất khó so với nhà vệ sinh gia đình.

Chính vì thế mà bồn cầu vệ sinh không được làm sạch kỹ càng, chứa nhiều vi khuẩn làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Nhiều người e ngại khi sử dụng vì mùi hôi đặc trưng và không được sạch sẽ thế nhưng sẽ có trường hợp bất đắc dĩ chúng ta phải sử dụng, nên trang bị cho bản thân những kiến thức sử dụng nhà vệ sinh công cộng đúng cách để bảo vệ bản thân nhé.

Không nên để tay tiếp xúc trực tiếp

Điều đâu tiên bạn nên biết khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng là dùng mu bàn tay thay vì lòng bàn tay, ngón tay khi sử dụng.

Vì trên các nắm cửa, vòi chậu lavabo, cần gạt,… chứa rất nhiều vi khuẩn từ những người trước đó, hoặc trong chính nhà vệ sinh.

Luôn giữ lòng bàn tay sạch sẽ vì đây là bộ phận sẽ tiếp xúc mắt, mũi, miệng phần nào sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Rửa tay bằng nước ấm và xà phòng

Nếu nhà vệ sinh công cộng có vòi lavabo nóng lạnh bạn nên rửa tay bằng nước ấm để giảm thiểu vi khuẩn trên tay. Nên lấy khăn giấy cá nhân hoặc dùng mu bàn tay để tắt vòi.

Giúp bạn hạn chế tiếp xúc, vòi rửa được đánh giá là những nơi chứa nhiều vi khuẩn trong nhà vệ sinh, hạn chế được việc bạn rửa tay sạch sẽ mà vẫn bị vi khuẩn bám lên lại.

Làm khô tay an toàn

Sau khi rửa tay bạn nên lau khô tay bằng khăn giấy thay vì sử dụng máy sấy tay trong nhà vệ sinh công cộng, do hơi nóng của máy sấy cùng với môi trường có độ ẩm cao bên trong sẽ khiến vi khuẩn lây lan nhanh khắp mọi nơi trong không khí.

Mang theo giấy lau tay

Không chỉ riêng các vật cầm nắm mới có vi khuẩn khi bạn chạm vào, mà đôi khi khăn giấy trong nhà vệ sinh cũng chứa một ổ vi khuẩn.

Sử dụng nhà vệ sinh công cộng để hạn chế lây nhiễm thì bạn nên mang theo khăn giấy cá nhân để thay thế nhé, cũng giảm đi phần nào sự lây nhiễm.

Có thể tận dụng để lau khô tay sau khi đi vệ sinh hoặc sử dụng để gạt bồn cầu, mở cửa, tắt vòi nước,… Sau khi sử dụng nên nhanh chóng vứt bỏ vào thùng rác nhé.

Lót giấy trên bệ ngồi bồn cầu vệ sinh

Bệ bồn cầu vệ sinh là một trong những vật dụng chứa nhiều vi khuẩn nhất, thế nên bạn không nên ngồi trực tiếp trên bệ ở nhà vệ sinh công cộng nhé, bạn sẽ để vùng kín tiếp xúc gần với vi khuẩn rất nguy hiểm.

Bạn nên chuẩn bị sẵn khăn giấy trong người để đề phòng có khi khẩn cấp thì có ngay, đây là cách sử dụng nhà vệ sinh công cộng đúng cách nhất.

Tư thế ngồi xổm sẽ giúp cho việc đi vệ sinh dễ dàng hơn giúp ngăn ngừa việc ngồi trực tiếp thế nhưng việc ngồi xổm lên bệ bồn cầu không được khuyến khích vì có thể trượt ngã, làm hư hỏng, ảnh hưởng đến người phía sau.

Xả nước bồn cầu đúng cách

Bạn hãy đóng nắp bồn cầu vệ sinh lại khi xả nước nhé, không chỉ áp dụng ở nơi vệ sinh công cộng mà bạn cũng nên đóng nắp rồi xả nước khi ở nhà.

Trong lúc xả nước sẽ tác dụng lực mạnh bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy làm bắn các vi khuẩn vào trong không khí, bám lên người, quần áo,…

Khi bạn nhấn nút hãy sử dụng khăn giấy thay vì tay để hạn chế tiếp xúc, bề mặt kim loại thông thường bám vi khuẩn rất nhiều.

Sử dụng nhà vệ sinh công cộng – Luôn mang theo nước khử trùng

Trong mùa dịch bệnh bạn cũng nên trang bị bên người chai khử trùng để rửa tay khô nơi công cộng hoặc sử dụng nhà vệ sinh công cộng nhé. Bạn cũng có thể sử dụng nước rửa tay khô để thay thế.

Bạn đừng nên nhịn đi vệ sinh bởi vì sợ bẩn, sợ nhiễm các loại bệnh vì khi nhịn tiểu cũng ảnh hưởng xấu đến cơ thể gây ra các bệnh như sỏi thận, suy thận,…u như nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, suy thận.